Nguyệt San Số 3


Còn Lại Dư Âm.
Tác giả: N. Bình Phương
Thể loại: Tùy bút   

Qui Nhơn một buổi chiều tôi lang thang trên bãi biển, thấy nàng ngồi trên ghế đá một mình, mắt hướng về chiếc tàu Hải Quân đậu xa tít ngoài khơi, tôi tiến đến gần nàng và nở nụ cười làm quen.
-Dường như cô người ở xa mới đến, tôi hỏi
-Sao anh biết em là người ở xa mới đến
-Trông nước da của cô khác người ở đây
            Nàng cười và nói, anh đoán đúng, em từ Pleiku đến để thi trung học, đã kiểm tra phòng thi và số báo danh xong ra đây hóng mát.
-Thì ra thế, mà cô có thể cho tôi biết tên gì không?
-Em tên Lan, Nguyễn thị Lan, còn anh, Nàng hỏi
-Tôi cùng họ với cô, tên Nhi, dường như Lan đang lo lắng điều gì?
-Không phải lo, mà hồi hợp nàng nói tiếp, nhở thi trượt, sẻ ăn đòn
      Nghe cô ta nói như vậy, tôi khoe khoang liền, à mà Lan thi ban nào, tôi vừa thi đậu xong tú tài phần thứ nhứt, năm rồi, nếu Lan dẩn tôi đến phòng Lan thi, xem ngày mai tôi có thể giúp được gì cho Lan không, nghe tôi nói thế, nàng vui mừng nói
      Vậy anh có thể đi ngay bây giờ không, ngày mai Lan thi, sợ không kịp.
Tiếng Lan thoát ra từ miệng của nàng nghe sau êm ái vô cùng, hai chúng tôi vừa đi vừa nói chuyện vu vơ, và từ phút đó tôi và nàng trở thành bạn thân một cách tự nhiên
      Sáng hôm sau, tôi thức dậy thật sớm, đánh răng, rửa mặt, lựa bộ đồ vía rồi đến nhà trọ nàng ở để cùng nàng đi đến phòng thi.
      Mọi việc đều trôi qua suông sẽ, trong mấy ngày thi, nàng được tôi chuyển cho nàng bài thi qua trung gian người bạn gát phòng thi, kết quả nàng đậu 'bình thứ'
      Kể từ ngày đó, tôi và nàng thường thư từ cho nhau, kể nhau nghe những chuyện vui buồn của tuổi học trò, chúng tôi cùng nhau thường đưa nhau đi tản bộ dưới mưa và cùng nhau đi nghe nhạc Trịnh, nàng lúc nào cũng nói nhỏ nhẹ, nhỏng nhẻo rất dể thương, tôi đã yêu nàng, nhưng chưa bao giờ tôi nói cùng nàng, bây giờ xa nhau, nhưng trong đầu tôi vẩn còn nhớ ghế đá nàng ngồi ngày đầu tiên gặp gở.
      Trước ngày tôi nhập ngũ, tôi về Phú Bổn từ giả cha mẹ tôi, tôi ghé Pleiku thăm Lan, và cho Lan biết tôi đi lính, Lan buồn và nói ngắn gọn ' anh vào lính', tôi trả lời đúng thế, đã đến tuổi động viên, hai chúng tôi yên lặng đi bên nhau đến quán cà phê hôm nào, ngồi vào chiếc bàn ngày nào dưới gốc thông già.
      Hôm nay Lan buồn không nói một lời, không nhí nhảnh như xưa, nàng buồn trông dể thương làm sao! tôi cũng lặng thinh, rút điếu thuốc, nàng bật quẹt và nói vừa đủ cho tôi nghe ' mong là anh sẻ nhớ hoài ngày nầy ' tôi cố đè nén xúc động, mắt nhìn khói thuốc cuộn tròn bay xa, và tôi trả lời câu hỏi của nàng bằng bài thơ cũa Nguyên Sa và sửa đôi chút
*Hôm nay Lan buồn như con chó ốm
 Như con mèo ngái ngủ trên tay anhCặp mắt cá ương như sắp sửa se mình
 Để anh gọi sao, chả là nước biển
 Tại sao Lan ơi, tại sao?..
      Nàng cười nhẹ và hỏi, anh đi rồi có còn biên thư cho em nữa không, tôi trã lời ngay, có chứ sao không, Lan là người bạn thân duy nhứt của tôi, tôi sẻ không quên Lan và cũng không quên những buổi chiều lang thang cùng Lan, tôi hứa, tôi biên thư cho Lan đều như ngày nào và từ độ đó tôi ra đi chia tay cùng nàng.
      Lá thư cuối cùng của Lan tôi nhận được là một bức thư dài, tôi đọc đi
đọc lại nhiều lần, trong đó có hai câu thơ làm tôi không bao giờ quên
*Em đã khóc trăm lần tay úp mặt
 Mười ngón dài che kín cả dung nhan

      Tôi không ngờ chia tay ngày đó là lần cuối cùng, tôi đi lấy vợ. Đã hơn 30 năm, không biết  nàng sống ra sao, bây giờ, trở lại Pleiku những kỷ niện ngày xưa cũng như tôi thay đổi đã nhiều, chỉ 'CÒN LẠI DƯ ÂM' đọng lại trong lòng.